Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Ngoài bổ sung “Đúng – Đủ – Đều” canxi thì ba mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho con, đặc biệt là ở tuổi dậy. Bởi, tiền dậy thì và dậy thì là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao. Và chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp chiều cao của con tăng vượt trội.

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với chiều cao ở tuổi dậy thi

Tuổi dậy thì thường được tính: bé gái từ 10 – 12 tuổi, bé trai từ 12 đến 14 tuổi. Giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi đối với bé gái hoặc 14 đến 18 tuổi đối với bé trai là giai đoạn sau dậy thì.

Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì thì có 01 năm em bé có thể tăng từ 8 – 12cm. Nếu như mỗi năm, ba mẹ có thể chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé tốt. Thông thường với con gái, giai đoạn phát triển nhanh là từ 10 đến 12 tuổi và bé trai là từ 24 đến 14 tuổi. Sau tuổi dậy thì, con vẫn có thể cao, nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất chậm

Mốc trẻ 10 tuổi thì chiều cao của em bé bằng với 80% tuổi trưởng thành

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn em bé từ 11 đến 14 tuổi, ở cả hai giới – đây là giai đoạn tăng nhanh vượt trội, ba mẹ có thể bổ sung canxi không lắng đọng Vitamin K2 với hàm lượng 360mcg/ngày Vitamin D3, Magie, Arginine. Thông thường, lượng canxi cần trong giai đoạn này là 1200 mg. Nên việc bổ sung 01 đợt là từ 8 đến 12 tuần và 01 năm có thể bổ sung 3 đên 4 đợt. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, em bé có thể tăng từ 8 đến 12 thậm chí là 18 cm. Nên ba mẹ cần bổ sung “Đúng – Đủ – Đều” hàng ngày lượng canxi cần thiết.

Những chế độ dinh dưỡngcho trẻ em ở tuổi dậy thì để đạt chiều cao tối ưuvấn đê thường gặp ảnh hưởng đến tăng chiều cao của trẻ
Những chế độ dinh dưỡng cho trẻ em ở tuổi dậy thì để đạt chiều cao tối ưu

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Carbohydrate: Là một trong ba thành phần dinh dưỡng chính (hai thành phần còn lại là lipid và protein), cung cấp phần lớn năng lượng cho trẻ. Lượng năng lượng do carbohydrate cung cấp chiếm 60 – 70% tổng lượng năng lượng cần thiết hàng ngày. Nên sử dụng carbohydrate từ những thực phẩm có lợi (chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt) để trẻ hưởng được nhiều lợi ích về sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Lipid: Lipid là thành phần quan trọng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Ngoài tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng, lipid cung cấp nhiều năng lượng và là yếu tố không thể thiếu để cơ thể hấp thu được các vitamin A, D, E, K. Trong giai đoạn dậy thì trẻ cần được cung cấp cả các chất béo bão hòa (thường thấy nhất trong mỡ động vật) và cả các chất béo không bão hòa (thường thấy nhất trong dầu thực vật, dầu cá), và lượng lipid cần mỗi ngày khoảng 40 – 50 g.
Vai trò của Hormone tăng trưởng với tăng chiều cao cho trẻ 01 tuổi
Những chế độ dinh dưỡngcho trẻ em ở tuổi dậy thì để đạt chiều cao tối ưuvấn đê thường gặp ảnh hưởng đến tăng chiều cao của trẻ
  • Protein: Dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển thể chất rất mạnh, do đó cần lượng protein nhiều hơn so với người trưởng thành. Lượng năng lượng do protein cung cấp chiếm khoảng 15% tổng lượng năng lượng cần thiết hàng ngày. Tốt nhất nên cho trẻ sử dụng protein có nguồn gốc từ động vật, để ngoài protein, trẻ còn hấp thu thêm được các yếu tố vi lượng khác sẵn có trong thực phẩm.
  • Calci: Calci là yếu tố không thể thiếu để trẻ phát triển xương nhằm giúp xương chắc khỏe và đạt chiều cao tối đa. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 1200 mg calci.
  • Sắt: Sắt rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là ở trẻ gái (bởi trẻ gái bắt đầu có kinh nguyệt). Trẻ trai cần 12 – 18 mg/sắt mỗi ngày, còn ở trẻ gái nhu cầu sẽ cao hơn, 20 mg/sắt mỗi ngày.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cần một số lưu ý khác để phát triển chiều cao cho trẻ dậy thì

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ cần được vận động, luyện tập thể dục thể thao, bởi giai đoạn dậy thì là giai đoạn cuối cùng trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu. Trẻ được vận động rèn luyện không chỉ có ý nghĩa về phát triển chiều cao mà còn tạo lập thói quen ở trẻ, giúp trẻ duy trì lối sống năng động, rất có ý nghĩa trong việc phòng chống các bệnh tật sau này.

Tham gia bình luận: