Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Từ giai đoạn bào thai cho đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào chiều cao của trẻ cũng tăng, có lúc tăng nhanh, có lúc chậm lại. Vì vậy, việc hiểu rõ các mốc phát triển chiều cao của trẻ sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách để con có một chiều cao lý tưởng.

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn
Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn (Ảnh: Robert Collins)

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Giai đoạn phát triển bào thai

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn. Và vột mốc đầu tiên trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ mà ít khi cha mẹ chú ý tới đó chính là giai đoạn ngay từ trong bào thai. Lúc này sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao thuận lợi.

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn phát triển bào thai
Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn phát triển bào thai (Ảnh: Alicia Petresc)

Chính vì trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn, đặc biệt, trẻ cao được thêm 1 cm ở trong bụng mẹ thì chiều cao của con có thể cao thêm 10 cm ở tuổi trưởng thành. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ được hình thành và phát triển nhanh chóng. Tại thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi để xương phát triển.

Đối với thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể và giúp trẻ đạt chiều cao tối đa, tạo tiền đề cho trẻ phát triển chiều cao trong tương lai. Thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tinh thần tốt và nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng có thể tăng từ 10-12kg, khi đó em bé sinh ra sẽ đạt chiều cao chuẩn > 50cm theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và qua sữa mẹ.

Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

  • Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
  •  
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
  •  
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.

Phụ nữ cho con bú nhu cầu cần canxi là 1300mg – 1600mg/ngày.

 

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi được tính từ khi em bé sinh ra cho đến khi em bé được 3 tuổi. Nếu giai đoạn này trẻ được nuôi dưỡng tốt có thể sẽ tăng chiều cao từ 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/ năm trong năm tiếp theo. Do đó, trong 3 năm đầu đời, em bé có thể tăng chiều cao tới 35 cm.

Chiều cao của trẻ giai đoạn này sẽ bằng 1⁄2 chiều cao lúc trưởng thành. Do vậy, để đạt được chiều cao lý tưởng cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, canxi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách như:

  • Dinh dưỡng: Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Bởi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Sau 6 tháng, khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao cho trẻ.
  • Nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi

 

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi
Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi (Ảnh:Jason Sung)

Nhu cầu canxi của trẻ qua từng giai đoạn:

    • Đối với trẻ từ 0 dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 300mg canxi/ngày.
    • Trẻ từ 7 tháng đến 11 tháng tuổi cần 400mg canxi/ngày.
    • Trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi cần 500 mg canxi/ngày.
    • Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần 600mg canxi/ngày.
  • Chăm sóc sức khỏe: Cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, sụt cân, biếng ăn,… Đồng thời, bổ sung canxi và vitamin D nhằm hỗ trợ sự phát triển của xương khớp. Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Giai đoạn tuổi dậy thì

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn. Và giai đoạn dậy thì chính là giai đoạn phát triển chiều cao “trông thấy” của trẻ và đây cũng chính là cơ hội cuối để thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ. Tuổi dậy thì sẽ có sự khác biệt giữa bé nam và bé nữ. Trong giai đoạn này trẻ có thể tăng chiều cao lên khoảng 12 cm.

Đây được coi là giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, cho đến năm 16 tuổi hầu hết chiều cao sẽ ngừng phát triển, bởi vì mô sụn ở tuổi dậy thì sẽ không còn kéo dài được nữa. Tuy nhiên giai đoạn này cha mẹ lại ít khi chú trọng đến trẻ vì nghĩ rằng trẻ đã lớn và có thể tự chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Do vậy, để đạt được chiều cao lý tưởng khi bước vào tuổi trưởng thành, bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp đầy đủ canxi, vitamin D, chondroitin sulfat, DHA, acid folic,… thì cần có chế độ luyện tập phù hợp. Luyện tập thể dục thể thao chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Tùy theo năng lực và sở thích của bé, cha mẹ nên tạo điều kiện tốt cho con tham gia một số môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, đu xà, đạp xe,…

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn tuổi dậy thì
Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn Giai đoạn tuổi dậy thì (Ảnh: MI PHẠM)

Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn – Trong giai đoạn em bé từ 11 đến 14 tuổi, ở cả hai giới – đây là giai đoạn tăng nhanh vượt trội, ba mẹ có thể bổ sung canxi không lắng đọng Vitamin K2 với hàm lượng 360mcg/ngày Vitamin D3, Magie, Arginine.

Thông thường, lượng canxi cần trong giai đoạn này là 1200 mg. Nên việc bổ sung 01 đợt là từ 8 đến 12 tuần và 01 năm có thể bổ sung 3 đên 4 đợt. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, em bé có thể tăng từ 8 đến 12 thậm chí là 18 cm. Nên ba mẹ cần bổ sung “Đúng – Đủ – Đều” hàng ngày lượng canxi cần thiết.

Trong giai đoạn tiền dậy thì là từ 16 – 20 tuổi, nếu như con có như cầu cao thêm 6 cm thì cần có vai trò của Argine với liều 175 mg/kg cân nặng. Và sử dụng hàng ngày, liên tục trong vòng 01 năm.

Bên cạnh đó, chính vì trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn, nên trong độ tuổi dậy thì, việc sản xuất hormone tăng trưởng đầy đủ là yếu tố cần thiết giúp cho trẻ phát triển chiều cao trong tuổi dậy thì. Tuy nhiên, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm. Vì vậy, hãy nhắc nhở trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm để đảm bảo sức khỏe tốt cũng như phát triển chiều cao một cách tối đa.

Đặc biệt cha mẹ cũng cần lưu ý, ngày nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ phát triển ngày càng nhiều, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sự gia tăng chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng và có xu hướng chững lại nếu trẻ dậy thì sớm.

Tóm lại, trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Trẻ phát triển chiều cao ngay từ trong bụng mẹ và các mốc phát triển chiều cao vượt trội đó là từ 0-3 tuổi và tuổi dậy thì. Do đó, để giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa, trong các giai đoạn vàng, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng, canxi hợp lý và chế độ luyện tập phù hợp cho trẻ.

Nếu trong các trường hợp áp dụng các lối sống, dinh dưỡng mà chiều cao của trẻ không thể cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu Nội tiết – Nhi để được thăm khám và hỗ trợ điều trị khi cần thiết.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tham gia bình luận: