Trẻ thiếu canxi và những hệ lụy không ngờ

Trẻ thiếu canxi mang lại rất nhiều hệ lụy: Không chỉ làm hạn chế chiều cao, thiếu canxi còn khiến trẻ đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe nguy hiểm mà phụ huynh thường không ngờ tới.

Trẻ thiếu canxi và hệ lụy không ngờ

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, răng và tham gia vào nhiều hoạt động, chức năng khác nhau của cơ thể. Do đó, trẻ thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng đa chiều đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ. Thậm chí bé có thể xuất hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm, tác động đến suốt cuộc đời.

7 hệ lụy sức khỏe nguy hiểm khi trẻ thiếu canxi
7 hệ lụy sức khỏe nguy hiểm khi trẻ thiếu canxi (Ảnh: Shutterstock)

Trẻ thiếu canxi để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe 

Còi xương: canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương. Giai đoạn đầu đời chính là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ về khung xương ở trẻ. Nếu trẻ thiếu canxi hay không được bổ sung đủ canxi theo khuyến nghị, hệ quả là khung xương của trẻ không phát triển tối đa, dẫn đến thấp còi.

Suy dinh dưỡng: canxi có vai trò liên kết với một số enzyme tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Trẻ thiếu canxi sẽ không hấp thu được một số chất dinh dưỡng cần thiết có thể bị suy dinh dưỡng.

Trẻ thiếu canxi để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe 
Trẻ thiếu canxi để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe (Nguồn ảnh: Internet)

Biến dạng xương: khung xương đóng vai trò quan trọng như một giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, trong đó các xương chân, cột sống giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng. Các xương này thường có cấu trúc to và rất chắc chắn, cũng như là nơi tích lũy lượng canxi lớn nhất của cơ thể. 

Nếu trong giai đoạn phát triển khung xương, trẻ thiếu canxi và không được bổ sung đủ lượng canxi, các xương quan trọng này sẽ bị yếu và có nguy cơ biến dạng trong quá trình trẻ sinh hoạt, đùa giỡn hoặc mang vác các đồ vật… Thiếu canxi dẫn đến nguy cơ trẻ dễ mắc phải các bệnh lý biến dạng xương cao hơn như: chân vòng kiềng, chân chữ X…

Rối loạn hệ thần kinh: canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể trẻ thiếu canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.

Rối loạn giấc ngủ: khi các xung động thần kinh không ổn định, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nên trẻ rất khó đi vào giấc ngủ. Trẻ thiếu canxi thường gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc đêm, giật mình khi ngủ.

Co giật các cơ: sự co duỗi các cơ trong cơ thể xảy ra là do phản ứng trao đổi các ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của canxi. Khi trẻ thiếu canxi và không được bổ sung đủ lượng canxi, các phản ứng này bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.

Hệ miễn dịch suy yếu: canxi là thành phần đầu tiên phát hiện những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu canxi khiến chức năng miễn dịch giảm sút, trẻ dễ mắc các bệnh theo mùa, dễ ốm vặt.

Dưới đây là bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu khuyến nghị về canxi cho trẻ em Việt Nam như sau:

Nhu cầu khuyến nghị canxi theo độ tuổi (mg/ngày)

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

0 – 5 tháng

300

300

6 – 11 tháng

400

400

1 – 2 tuổi

500

500

3 – 5 tuổi

600

600

6 – 7 tuổi

650

650

8 – 9 tuổi

700

700

10 – 19 tuổi

1000

1000

Nguyên nhân trẻ thiếu canxi

Tình trạng trẻ thiếu canxi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, điển hình là: trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh; di chứng do mẹ ngộ độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ; trẻ không được tắm nắng thường xuyên dẫn đến thiếu vitamin D, cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể…

Mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở uy tín để xác định đúng tình trạng thiếu canxi của trẻ
Mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở uy tín để xác định đúng tình trạng thiếu canxi của trẻ

Đặc biệt, trong số các nguyên nhân, thiếu canxi ở trẻ phần lớn là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa phù hợp ngay từ nhỏ. Bố mẹ thiếu kiến thức nuôi con, không cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc không đúng cách, thức ăn không đa dạng, lựa chọn thực phẩm chưa phù hợp… là những nguyên nhân thường gặp.

Ngoài ra, trẻ ăn quá mặn, quá nhiều đạm, thức ăn có chất kích thích hoặc quá nhiều chất xơ, ngũ cốc cũng sẽ dẫn đến việc cơ thể trẻ kém hấp thụ canxi, gây thiếu hụt canxi.

(Nguồn thông tin: Tổng hợp)

Tham gia bình luận: