Việt Nam là một nước được đánh giá về chiều cao khá thấp – Đứng thứ 4 từ dưới lên so với chiều cao trung bình của cac nước trên thế giới. Vậy, vì sao chiều cao trung binh của người Việt lại thấp hơn so với chuẩn WHO? Ba mẹ hãy cùng Midu tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Trong quá trình tư vấn của bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên – Chuyên gia dinh dưỡng thấy được sự khát khao của của ba mẹ mong muốn rằng con trai cao 180 cm và con gái cao 165 cm ở tuổi trưởng thành.
Chiều cao trung bình ở nam giới tại Việt Nam đang là 168 cm, mặc dù chiều cao trung bình này đã được cải thiện nhưng các chỉ số này so với chiều cao chuẩn trung bình chung của Thế giới – Đang là 177cm thì Việt Nam mình vẫn thấp.
Bạn quan tâm: chuẩn chiều cao cân nặng của người việt nam
Chiều cao trung bình của người Việt thấp do Thiếu dinh dưỡng
Đây được xem là nguyên nhân giảm chiều cao chủ yếu. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em Việt chưa thực sự cân bằng, chưa được chú trọng bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao tốt.
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần ăn của người Việt có rất nhiều thịt cá nhưng lại ít rau xanh và hàm lượng muối khá cao. Với thói quen ăn uống như vậy, thì mỗi ngày cơ thể chỉ nhận được 500 – 540 canxi, đáp ứng được 60% khuyến nghị lượng canxi hàng ngày của tổ chức Y tế Thế giới. Thông thường em bé cần 800 – 1300 canxi. Nên việc tăng trưởng chiều cao kém không phải là điều quá bất ngờ.
Ngoài ra, ba mẹ chưa chú ý việc ăn sáng, hoặc là ăn sáng qua loa hoặc là vội mà bỏ quên việc ăn sáng của con. Dinh dưỡng trong bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất cũng như duy trì mức năng lượng để cơ thể có thể hoạt động được cả một ngày.
Một thói quen nữa dẫn đến việc ảnh hưởng đến chiều cao của con, đó chính là ba mẹ hay cho con uống nước ngọt có ga cũng như các đồ ăn nhanh. Chính việc sử dụng nước uống có nhiều đường và thức ăn nhanh sẽ khiến cho chiều cao của con tăng trưởng rất chậm.
Chiều cao trung bình của người Việt thấp do ít vận động
Ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến việc con trai cao 180 cm ở tuổi trưởng thành là không nhiều. Một nguyên cứu của Đại học Sanfox Mỹ thực hiện tại hơn 100 quốc gia chỉ ra rằng – Việt Nam chúng ta thuộc nhóm lười vận động nhất thế giới. Trong khi đó, vận động chiếm tới hơn 20% sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Việc vận động ít, không chỉ khiến cho chiều cao tăng trưởng kém mà còn hạn chế sức khỏe và cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm sau này.
Nguyên nhân thứ tiếp là có thể kể đến: Giấc ngủ không đảm bảo.
Theo đánh giá của bác sĩ Nhi khoa, một nửa trẻ mầm non và 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn so với thời lượng cần thiết. Trong khi đó, xương chủ yếu dài ra trong khi ngủ. Với việc ngủ trễ, ngủ không đủ giấc sẽ làm cản trở sự tăng trưởng của xương dẫn đến chiều cao kém phát triển.
Hormone tăng trưởng được sinh ra nhiều nhất vào ba đêm và đạt đỉnh ở khung giờ: 23h – 1h sáng. Vì vậy, ngủ sâu luôn luôn là điều kiện cần thiết để tuyến yên tăng hormone tăng trưởng. Nếu ngủ quá trễ hoặc ngủ không ngon giấc thì chiều cao của em bé có thể rất khó phát triển được tối đa
Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến cho tầm vóc của Việt Nam thấp hơn so với chuẩn chung của thế giới. Nhiều người trong chúng ta hay nói rằng vì Gen của bố mẹ thấp nên con không cao được. Nhưng trên thực tế, di truyền chỉ ảnh hưởng đến chiều cao chỉ chiếm 23% trong quá trình phát triển chiều cao. Dinh dưỡng chiếm 32%; Ngủ nghỉ vận động là các yếu tố còn lại quyết định chiều cao của trẻ.
Ba mẹ có thể tham khảo chia sẻ sẻ của bác sĩ tại link: https://www.youtube.com/watch?v=nEJLe8MOro4