Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa Nhi Phạm Thị Thanh Hiên – chuyên gia phát triển chiều cao cho trẻ em về dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Bổ sung dinh dưỡng theo từng độ tuổi như thế nào để con có thể cao tối đa và có sức khỏe cũng như thể trạng vượt trội.
Trẻ em là nguồn nhân lực chủ yếu để xây dựng đất nước trong tương lai. Một quốc gia có nguồn nhân lực khỏe mạnh, thông minh, tầm vóc, thể lực tốt là cả một tiềm năng phát triển. Ngay từ khi trẻ chào đời đến lúc trẻ lớn dần, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ chậm hơn hẳn so với những năm tháng đầu đời.
Việc cung ứng đủ năng lượng, đủ dưỡng chất cho bé, nhất là trong giai đoạn tiểu học là điều hết sức cần thiết. Giúp trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất cũng như các chức năng quan trọng khác. Nhằm tạo dự trữ tốt nhất, chuẩn bị cho sự tăng vọt ở tuổi dậy thì.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, mạnh nhất chính là yếu tố dinh dưỡng chiếm 32%, sau đó là yếu tố di truyền chiếm 23%, vận động thể lực chiếm 20%, môi trường và giấc ngủ chiếm 25%.
Có 3 giai đoạn quyết định đến sự phát triển chiều cao của con sau này đều liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng. Nếu con được ba mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng ở:
Giai đoạn bào thai: Trong suốt 09 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt, nhằm tăng từ 10 – 12 kg để em bé đạt được chiều cao 50cm ngay từ trong bụng mẹ. Lúc sinh, tương đương với cân nặng của em bé khoảng 3kg.
Giai đoạn sừ sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất, con có thể tăng đến 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng 10 cm. Sau 4 tuổi, trung bình, con chỉ tăng 5 – 6 cm cho đến tuổi dậy thì.
Giai đoạn dậy thì: Tuổi dậy thì thường được tính: bé gái từ 10 – 12 tuổi, bé trai từ 12 đến 14 tuổi. Giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi đối với bé gái hoặc 14 đến 18 tuổi đối với bé trai là giai đoạn sau dậy thì.
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì thì có 01 năm em bé có thể tăng từ 8 – 12cm. Nếu như mỗi năm, ba mẹ có thể chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé tốt. Thông thường với con gái, giai đoạn phát triển nhanh là từ 10 đến 12 tuổi và bé trai là từ 24 đến 14 tuổi. Sau tuổi dậy thì, con vẫn có thể cao, nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất chậm
Mốc trẻ 10 tuổi thì chiều cao của em bé bằng với 80% tuổi trưởng thành
VD: Chiều cao của con năm 10 tuổi là 138 cm (lấy theo mốc chuẩn trung bình). Vậy chiều cao lúc trưởng thành được tính= Chiều cao lúc 02 tuổi *2
Nếu trong quá trình nuôi dưỡng con ba mẹ chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung canxi đầy đủ thì ước tính chiều cao tuổi trưởng thành của con là: 170 cm.
Còn giai đoạn từ 25 – 30 tuổi, chiều cao có thể ngưng phát triển. Và sau 30 tuổi, quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn. Sau này, chiều cao của cơ thể sẽ dừng lại và không cao được nữa.
Như vậy, trẻ lớn dần, tốc độ tăng chiều cao của trẻ cũng chậm hẳn so với những năm tháng đầu đời. Trong suốt khoảng thời gian nói trên, thì việc cung ứng đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn tiểu học
Các yếu tố ngoài dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao
Về mặt di truyền là do gen quyết định. Vận động động thể lực: Sẽ kích thích đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng cơ thể, tăng cường đưa canxi vào mô xương, giúp cho xương dài và vững chắc hơn. Nên ba mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen vận động hàng ngày bằng các phương thức vận động khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, tùy theo điều kiện môi trường là trong gia đinh hay trường học.
Ngủ: Gi ấc ngủ là rất quan trọng, ngủ nhiều, ngủ sâu sẽ giúp tiết hormone tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài và phát triển thể chất toàn diện. Chăm sóc trẻ, chích ngừa đầy đủ, phòng tránh bệnh tật, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc, và là điều kiện để có sức khỏe và sức đề kháng tốt
Cải tạo môi trường sống, vệ sinh an toàn, hạn chế bệnh tật – Luôn có quá trình theo dõi, chăm sóc toàn diện cho bé từ lúc mới sinh cho đến hết tăng trưởng chiều cao ở tuổi 14 đối với con gái và 16 đối với con trai.
Những vấn đê thường gặp ảnh hưởng đến tăng chiều cao của trẻ
Với những em bé biếng ăn, suy dinh dưỡng thì ba mẹ cần điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng sớm để giúp cho bé bắt nhịp kịp tăng trưởng với các bạn cùng trang lứa.
Với những em bé béo phì, ba mẹ vẫn cần nhận đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển chiều cao của con và cũng khắc phục tình trạng béo phì, phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt, hồng hào. Bổ sung thức ăn giàu sắt, bổ máu và uống vitamin C để giúp con hấp thu sắt tốt
Việc tẩy giun định kỳ cũng rất quan trọng, nên tẩy giun 6 tháng/lần để đề phòng nhiễm giun sán gây mất chất sắt của con
Phòng ngừa thiếu kẽm, cần cho em bé ăn thịt, cá, trứng, sữa, nhất là hải sản như: nghêu, sò,..phòng ngừa chứng thiếu I ốt
Trẻ ít vận động do quá trình học tập căng thẳng thì ba mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập cho trẻ ít nhất 30 phút đến 1 giờ/ngày với các hình thức tập đơn giản: Chạy bộ, nhảy dây, đi xe đạp,..hoặc giúp mẹ làm việc nhà hay leo cầu thang.
Ngủ ít: Tuyến yên của cơ thể tiết ra yếu tố kích thích hormone tăng trưởng trong giấc ngủ. Vì vậy, trẻ em cần ngủ sớm từ 9 đến 10h tối và ngủ ít nhất là từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
Môi trường sống: Ở những nơi có môi trường xung quanh bị ô nhiễm, trẻ dễ bị bệnh hoặc chậm tăng trưởng.
Hướng dẫn bổ sung canxi và dinh dưỡng định kỳ trong suốt quá trình từ sơ sinh cho đến lớn
Với những em bé bú mẹ, sữa công thức bổ sung canxi không lắng đọng K2 với hàm lượng là 360mcg/ngày, Vitamin D, Magie, Arginine sẽ giúp bé tăng chiều cao theo chuẩn
Thông thường, ba mẹ nên bổ sung canxi theo định kỳ là 3 hoặc 6 tháng/lần từ sơ sinh cho đến 10 tuổi.
Trong giai đoạn em bé từ 11 đến 14 tuổi, ở cả hai giới – đây là giai đoạn tăng nhanh vượt trội, ba mẹ có thể bổ sung canxi không lắng đọng Vitamin K2 với hàm lượng 360mcg/ngày Vitamin D3, Magie, Arginine. Thông thường, lượng canxi cần trong giai đoạn này là 1200 mg. Nên việc bổ sung 01 đợt là từ 8 đến 12 tuần và 01 năm có thể bổ sung 3 đên 4 đợt. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, em bé có thể tăng từ 8 đến 12 thậm chí là 18 cm. Nên ba mẹ cần bổ sung “Đúng – Đủ – Đều” hàng ngày lượng canxi cần thiết.
Trong giai đoạn tiền dậy thì là từ 16 – 20 tuổi, nếu như con có như cầu cao thêm 6 cm thì cần có vai trò của Argine với liều 175 mg/kg cân nặng. Và sử dụng hàng ngày, liên tục trong vòng 01 năm.
Việc tăng chiều cao cho con là cả một quá trình, nên ba mẹ cần có lộ trình bổ sung “Đúng – Đủ – Đều” và tùy từng giai đoạn, ba mẹ có thể bổ sung canxi theo tháng hoặc cả năm. Đồng thời luôn bám sát mục tiêu con trai cao 180 cm ở tuổi trưởng thành đối với nam và con gái cao 160 cm ở tuổi trưởng thành đối với nữ
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của con, nên ngay từ những năm tháng đầu đời, ba mẹ hãy để ý và chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho con một cách tốt nhất để con có thể đạt được chiều cao như mong muốn.
Ba mẹ có thể xem chi tiết tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=lY3UrRZf6NA