Nhảy dây có tăng chiều cao không? Mẹo tăng chiều cao nhanh nhất!

1. Trẻ em nhảy dây có tăng chiều cao không?

Theo kết quả của nghiên cứu về ảnh hưởng của nhảy dây đối với sự tăng chiều cao thì biện pháp nhảy dây sẽ không mang lại tác động tích cực đến chiều cao của bạn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nhảy dây cũng tính là một bộ môn vận động. Đối với giai đoạn khi sụn tăng trưởng chưa đóng hoàn toàn, vận động sẽ giúp sản sinh hormone tăng trưởng cho cơ thể làm tăng chiều cao. Dẫu vậy, ngay cả khi qua độ tuổi phát triển, nhảy dây vẫn có thể giúp bạn dàn cải thiện mật độ xương, vóc dáng thoạt nhìn trông sẽ cao hơn.

Nhảy dây hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ
Nhảy dây hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ

2. Mách bạn nhảy dây đúng cách để tăng chiều cao

Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi “nhảy dây có tăng chiều cao không”, điều bạn thắc mắc hẳn là nhảy dây như nào để tăng chiều cao hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo cũng như kỹ thuật bạn cần lưu trong quá trình nhảy dây:

2.1 Khởi động trước khi nhảy

Đối với bất kì môn thể thao nào, việc khởi động kỹ luôn là cần thiết. Trong quá trình khởi động thì cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu được “làm nóng”, độ linh hoạt được tăng cao. Từ đó, khởi động sẽ làm tránh rủi ro gặp phải những chấn thương như: chuột rút, căng cơ, trật khớp…suốt quá trình luyện tập.

2.2 Kỹ thuật nhảy dây

Về kỹ thuật, nhảy dây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân. Vậy nên việc nắm chắc kiến thức cơ bản để điều hòa giữa hai bộ phận rất quan trọng.

Phần tay

Hai tay để ngang hông, thả lỏng và không cần xoay cánh tay. Nhiều bạn khi tập luyện dang hai tay rộng cũng như xoay cánh để điều khiển dây quay vòng khiến cho tay nhanh mỏi, giảm sức bền. Thực tế, chỉ cần để hai tay thả lỏng và điều phối cổ tay cho dây di chuyển là được.’

Phần chân

Đây là phần cơ thể vận động chính khi nhảy dây. Trong kỹ thuật nhảy thì có hai phần chính là nhảy và tiếp đất. Khi nhảy thì lưu ý

  • Không nên bật nhảy quá cao để tránh mất sức, nên duy trì độ cao vừa phải và ổn định.
  • Để ý không được tiếp đất bằng đầu ngón chân hay lòng bàn chân để tránh chấn thương vận động.
  • Khớp gối nên nhún vừa, không nên giữ thẳng để hạn chế chấn thương khi chuyển động.
Nhảy dây đúng kĩ thuật tránh chấn thương
Nhảy dây đúng kĩ thuật tránh chấn thương

2.3 Những tư thế nhảy dây tăng chiều cao

Nhảy dây cũng có rất nhiều tư thế nhảy khác nhau. Theo bác sĩ Thanh Hiên, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn tư thế nhảy, tốc độ đốt calo và sức bền cũng sẽ gia tăng theo tỉ lệ độ khó:

Cách 1: Nhảy dây bằng hai chân

Đây là tư thế nhảy dây phổ biến nhất mà nhiều người đang áp dụng để tập luyện. Khi nhảy, hai chân chụm lại và bật đều theo nhịp khi dây đưa tới. Sau đó, hai chân tiếp đất nhẹ nhàng cùng lúc. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi nhảy, nên duy trì động tác này trong vòng ít nhất 60 giây và lặp lại nó sau quãng nghỉ không quá 60 giây.

Cách 2: Nhảy thay thế chân

Động tác này còn gọi là nhảy chân trước chân sau. Với động tác này, chúng ta cần di chuyển hai chân tuần tự theo dây nhảy. Lưu ý là hai chân bạn phải bước đều và không gian tập phải rộng rãi vì rất dễ vấp ngã nếu không duy trì đúng nhịp. Tương tự động tác trên, bạn duy trì trong vòng 60 giây sau đó nghỉ và tiếp tục.

Cách 3: Nhảy nâng cao đùi

Động tác này khá là mất sức vì độ khó yêu cầu cao hơn. Giống như động tác nhảy chân trước chân sau, tuy nhiên lúc nhấc chân thì xương đùi sẽ song song với mặt đất và vuông góc với cổ chân. Chắc chắn nhảy nâng cao đùi sẽ hao tốn nhiều năng lượng nhưng tốc độ đốt calo thì vượt trội hơn những kiểu nhảy truyền thống.

3. Những lưu ý khi lựa chọn nhảy dây để tăng chiều cao

3.1 Lựa chọn dây nhảy

Dây để nhảy có những tiêu chuẩn dựa theo chiều cao của bạn để tập luyện. Lựa chọn dây quá dài sẽ làm giảm tốc độ xoay, mất nhiều sức để xoay hơn. Trong khi đó, dây nhảy quá ngắn sẽ không chạm được đất, dễ vấp ngã để lại những chấn thương không đáng có.

Theo như khuyến cáo, chỉ nên xài dây nhảy có độ dài dài hơn 90cm chiều cao của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể ước lượng độ dài dây theo cách sau:

Bước 1: Dẫm hai chân lên dây nhảy.

Bước 2: Căn đều hai đầu dây sao cho chiều dài dây hai bên là bằng nhau.

Bước 3: Hai đầu dây sau khi căng nên dài đến phần ngực hoặc gần ngang vai của bạn.

Lựa chọn dây nhảy phù hợp là điều cần thiết
Lựa chọn dây nhảy phù hợp là điều cần thiết

3.2 Thể trạng khi nhảy dây

Không nên nhảy dây khi vừa ăn no xong, nên đợi một khoảng thời gian cho dạ dày tiêu hóa sau đó mới bắt đầu tập nhảy. Bạn cũng không được tập nhảy khi quá đói, tránh tình trạng ngất xỉu khi đang vận động.

3.3 Tần suất nhảy dây

Mỗi người trung bình nên nhảy dây 30 – 45 phút một ngày và có nghỉ giải lao luân phiên. Theo tốc độ 60 – 80 vòng/ phút như vậy một ngày người bình thường sẽ có thể nhảy được khoảng 900 – 1800 cái.

3.4 Mất bao lâu để thấy hiệu quả?

Đây là câu hỏi hay gặp trước khi mọi người bắt đầu tập luyện. Bạn không thể mong chờ có sự khác biệt trong một hai buổi mà phải duy trì cường độ luyện tập trong vòng 1 năm. Trong thời gian tập nhảy bạn cũng có thể gia tăng độ khó cũng như đa dạng tư thế nhảy để có một cơ thể linh hoạt và dẻo dai nhất.

4. Những lợi ích khác của việc nhảy dây

Ngoài quan tâm đến việc nhảy dây có tăng chiều cao không. Những vận động viên, người tập còn nhận thấy những tác động tích cực trong quá trình nhảy dây đến cơ thể cũng như thể trạng của họ. Dưới đây là những lợi ích bên lề việc hỗ trợ tăng chiều cao của nhảy dây:

4.1 Cải thiện mật độ xương

Tại sao nói nhảy dây là bài tập lý tưởng cho người muốn cải thiện mật độ xương? 

Một nghiên cứu mới gần đây năm 2017 đã chỉ ra rằng: những bé gái có độ tuổi từ 11 – 14 tuổi nhảy dây hàng tuần có mật độ xương dày hơn những trẻ không nhảy. Cũng rất dễ giải thích vì trong quá trình nhảy, xương vận động lên xuống và chịu lực khiến kích thích sản sinh tế bào tạo xương từ đó làm cho khung xương chắc chắn hơn, độ dày, cứng cáp của xương cũng được củng cố.

4.2 Kích thích hormone tăng trưởng

Vận động bất kì bộ môn thể thao nào cũng giúp sản sinh hormone tăng trưởng tự nhiên nhất là trong độ tuổi phát triển. Các bạn nên tận dụng giai đoạn vàng để nhảy dây cũng như vận động để cải thiện chiều cao của mình.

4.3 Giảm cân, đốt cháy calo

So với những bài tập như chạy bộ, yoga thì nhảy dây mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn. Với 10 phút nhảy dây bạn có thể đốt 100 – 200 calo. Ngoài ra, phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả bộ phận trên cơ thể còn giúp bạn tiêu hao lượng mỡ thừa tổng thể, trông các cơ và bắp đùi chắc chắn hơn.

4.4 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ, tập luyện đều đặn nhảy dây 3 – 5 lần một tuần, mỗi lần từ 12 đến 20 phút có thể giúp tăng cường sức khỏe cho tim và phổi. Vận động giảm mỡ thừa cũng gia tăng sức chịu đựng, giữ nhịp tim và mạch ổn định hơn.

Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

5. Ngoài nhảy dây có cách tăng chiều cao khác không?

Không chỉ nhảy dây, có rất nhiều bộ môn thể thao khác có thể giúp bạn cải thiện vóc dáng như: 

5.1 Bóng rổ

Đặc thù của bộ môn bóng rổ là khi chơi bóng phải rướn cao người. Điều này giúp xương khớp và các cơ được kéo dãn ra kích thích hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều hơn. Chơi bóng rổ cũng làm gia tăng sức bền rất tốt.

5.2 Bơi lội

Bơi lội yêu cầu người vận động phải quơ tay chân liên tục kết hợp những động tác ưỡn người về phía trước. Đây là động lực giúp các cơ và khớp xương dãn đều trong quá trình vận động làm tăng chiều cao cho bạn.

5.3 Chạy bộ

Chạy bộ làm gia cố độ bền bỉ cho cơ thể, kích thích sản sinh yếu tố tăng trưởng nội sinh làm cơ thể phát triển tốt hơn. Nên duy trì đều đặn 15 – 30 phút chạy bộ mỗi ngày để duy trì cải thiện vóc dáng.

5.4 Cầu lông

Cầu lông cũng bắt buộc người chơi phải bật nhảy liên tục. Những động tác rướn người nhảy bật sẽ làm tăng chiều dài cột sống mở rộng vai ngực để bạn trẻ có được thân hình cao ráo, cân đối.

5.5 Xà đơn

Khi đu xà, tất cả khớp xương được kéo dãn ra trong quá trình cơ thể lơ lửng trên không trung. Duy trì kéo xà hàng ngày còn giúp bạn tăng sức chịu đựng, nắn thẳng cột sống lưng nên nhìn sẽ cao ráo hơn.

5.6 Bóng chuyền

Tương tự bóng rổ và cầu lông, bóng chuyền luôn ép cơ thể dãn đều các cơ triệt để. Cộng thêm tốc độ thi đấu nhanh đòi hỏi hệ cơ bắp phải thích nghi bằng cách tăng cường sự rắn chắc và sức chịu đựng.

5.7 Đạp xe

Đạp xe là môn thể thao chủ yếu tập chung vào phần chân. Khi đạp xe, bắp đùi với cổ chân phải thực hiện xoay vòng và co giãn liên tục làm cho chân thon dài và nhìn trông thẳng hơn từ đó cải thiện dáng đứng.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. 16 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?

6.2. 17 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?

6.3. 18 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?

 

Tham gia bình luận: