Trẻ 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Tiếp nối chuỗi bài “Chiều cao, cân nặng” đạt chuẩn theo độ tuổi, hôm nay Midu sẽ chia sẻ chủ đề “Trẻ 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?” cho ba mẹ tham khảo và hiểu rõ nhé!

Bé trai 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Bé trai 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn
Bé trai 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn

Bé gái 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Bé gái 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn
Bé gái 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn

Đo chiều cao, cân nặng hiện tại của con

17 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn
Trẻ 18, 19, 20 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn

Chiều cao và cân nặng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn. Bởi vậy, ba mẹ cần đo chiều cao, cân nặng của con thường xuyên (01 tháng/01 lần) để theo dõi tình trạng phát triển thể chất của trẻ, theo dõi nguy cơ thừa dinh dưỡng gây tăng cân hay thiếu dinh dưỡng dẫn đến thấp còi, suy dinh dưỡng.

Đo chiều cao

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả đo chiều cao cân nặng của trẻ, vì vậy sau khi tiến hành đo cân nặng, ba mẹ cần thực hiện quy trình đo chiều cao của trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, ba mẹ thực hiện đo chiều dài nằm và đo chiều cao đứng đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi.

Ba mẹ thực hiện đo chiều cao đứng ở trẻ theo các bước sau:

  • Sử dụng dụng cụ đo là thước gỗ, thước microtoise có độ chia tối thiểu 0,1 cm.
  • Cần loại bỏ giày, dép, các dụng cụ cá nhân cho trẻ trước khi đo chiều cao.
  • Hướng dẫn trẻ đứng 2 chân sát vào nhau, quay lưng vào thước đo và đảm bảo các điểm chạm vào mặt phẳng có thước: vai, chẩm, gót chân, bụng chân và mông. Trục thước đo trùng với trục cơ thể, mắt nhìn thẳng 2 tay buông thõng 2 bên.
  • Dùng eke áp sát đỉnh đầu, thẳng góc với thước đo và đọc kết quả theo cm với 1 số lẻ.

Thực hiện đo chiều dài nằm ở trẻ theo các bước sau:

  • Đặt thước đo trên mặt phẳng nằm ngang, vững chắc (trên mặt bàn hoặc dưới sàn nhà…) và bỏ giày dép, vật dụng cá nhân của trẻ trước khi đo.
  • Trẻ được đặt nằm ngửa trên mặt thước, bạn tiến hành giữ hai gối trẻ thẳng, hai gót chân chạm nhau, đảm bảo 5 điểm chạm: Bụng chân, gót chân, chẩm, mông và vai áp sát vào thước đo.
  • Cần đảm bảo trục của cơ thể trẻ phải trùng với trục của thước. Đồng thời dùng tay còn lại đưa eke di động của thước áp sát vào bàn chân, bàn chân thẳng đứng và vuông góc với mặt thước. Đọc kết quả sau 1 số lẻ thập phân theo đơn vị cm.
Đo cân nặng

Ba mẹ dùng dụng cụ đo cân nặng là một trong các loại cân như: cân lòng máng, cân đòn, cân treo, cân điện tử… phải đảm bảo độ nhạy và độ chính xác.

Ba mẹ thực hiện đo cân nặng trẻ theo quy trình sau:

  • Tiến hành chỉnh cân về vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
  • Kiểm tra cân với một vật đã biết trọng lượng để kiểm tra độ chính xác của cân.
  • Nên đo cân nặng cho trẻ vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy, sau khi đi tiểu đại tiện hoặc khi vẫn chưa ăn gì.
  • Nên mặc ít quần áo cho trẻ khi cân, không mang giày dép, mũ nón và các vật nặng trên người trẻ.
  • Trong trường hợp đo cân nặng cho trẻ bằng cân bàn, bạn nên để trẻ đứng giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động.

Ba mẹ đọc kết quả đo cân nặng bằng cách nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc kết quả khi cân thăng bằng và ghi kết quả cân nặng theo kg với 1 số thập phân (Ví dụ 9,6 kg..)

Như vậy, dựa vào kết quả đo chiều cao, cân nặng của trẻ, ba mẹ có thể theo dỗi tình trạng phát triển và khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó, ba mẹ có thể có phương pháp phù hợp để con có thể phát triển được toàn diện ả về thể chất và trí tuệ.

Hãy thường xuyên truy cập Website: https://bacsithanhhien.com/ và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham gia bình luận: